- Lê Phổ sinh ngày 2-8-1907 tại Hà Ðông. Cha ông là Lê Hoan, Kinh lược sứ (Vice Roi) Bắc kỳ. Nhập học khoá đầu tiên trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Hà Nội năm 1930.
- 1928: Triển lãm chung với các hoạ sĩ Vũ Cao Ðàm và Mai Thứ tại Hà Nội.
- 1931: Ðược cử làm phụ tá giáo sư Tardieu dự triển lãm đấu xảo thuộc địa tại Paris.
- 1932: Ông được học bổng vào trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Paris. Từ Pháp đi khắp Âu Châu. Triển lãm tranh tại Roma.
- 1933: Lê Phổ trở về Hà Nội làm giáo sư tại trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật và triển lãm tranh tại Hà Nội.
- 1934: Sang Bắc Kinh tìm hiểu hội hoạ Trung Quốc.
- 1935: Vẽ chân dung Bảo Ðại, hoàng hậu Nam Phương và trang trí nội cung.
- 1937: Tham dự triển lãm quốc tế ở Paris với tư cách giám đốc nghệ thuật khu Ðông Dương và ở hẳn lại Pháp.
- 1938: Triển lãm lần đầu tại Paris, và từ đó tham dự nhiều cuộc triển lãm tranh ở khắp nơi trên thế giới.
- 6-1947: Thành hôn với Paulette Vaux, ký giả báo Time và Life. Có hai con trai: Lê Kim - nhiếp ảnh gia và Lê Tân - hoạ hình.
- 1950-1954: Lê Phổ làm Cố vấn mỹ thuật cho Toà Ðại Sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Pháp.
- 1957 và 1958: Triển lãm chung với Foujita ở Lyon, Avignon, Nice và Bordeaux.
- Hoạ phẩm của Lê Phổ được trưng bày ở Musée d’Art Moderne ở Paris, Musée d’Oklahoma (USA) và trong nhiều sưu tập nghệ thuật tư nhân, phần lớn ở Hoa Kỳ.
- Hoạ sĩ Lê Phổ mất tại Paris, quận 15, tháng 12 năm 2001.
Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014
Một số cột mốc đáng nhơ trong cuộc đời hoạ sĩ Lê Phổ
Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014
Đấu giá bức tranh “Thiếu nữ dâng trà” của họa sĩ Lê Phổ tại nhà đấu giá Sotheby's
Giá mà nhà tổ chức đấu giá ước tính thu về là khoảng 1,1 đến 1,6 triệu đô la Hong Kong khi đấu giá thành công bức tranh trong năm nay 2013.
Đây là bức tranh lụa gắn trên bảng, được vẽ bằng mực và phấn màu, có kích cỡ 61x45cm, (27x17 1/2inches). Tranh vẽ của họa sỹ Lê Phổ (1907-2001). Chữ ký bằng hai ngôn ngữ Tiếng Anh và tiếng Trung và đóng dấu bằng con dấu của họa sĩ.
Bức "Thiếu nữ dâng trà"
Họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) là ai?
Câu hỏi “ Những nhà sưu tập, những nhà đấu giá danh tiếng thế giới như Sothe’sby đánh giá như thế nào về tranh của họa sĩ Lê Phổ?“.
Câu trả lời chính xác đó là sự thể hiện thành công những sắc thái huyền ảo, nhẹ nhàng, tinh tế trong các tác phẩm hội họa, và ông như là một trong những đại diện của tranh Việt thế kỷ 20.
Ông là bậc thầy hàng đầu trong khai thác kỹ nghệ dùng lụa trong tranh. Hiểu sơ lược kỹ thuật đó như sau: đặt dải lụa tơ tằm loại của Nhật bản lên tấm bìa giấy cứng, tiếp theo đổ hồ (keo) Remy lên mặt lụa rồi miết để cho hồ thấm quanh các sợi dệt của dải lụa, phơi cho khô tự nhiên qua đêm, rồi mới sử dụng bột màu và mực để vẽ lên đó. Đây có thể gọi kỹ thuật này là sự hòa trộn của những nguyên liệu phương Đông bằng những phương pháp của phương Tây.
“Lê Phổ có cảm nhận thiên bẩm về vẻ duyên dáng trong những điệu bộ của những người phụ nữ, của những nét quyến rũ đầy nữ tính bên những bông hoa, và trên tất cả là làm bừng sáng sự vui tươi. Cảm nhận thiên bẩm này cho thấy ông là một họa sĩ được sinh ra để vẽ và để taí hiện lại những gì thuộc về bản năng (tự nhiên), để sáng tạo, khôi phục lại những vẻ đẹp đã từng có trong thế giới, cho dù những họa sĩ khác trong thời đại của chúng ta có thể càng hiểu về tranh ông vẽ càng thấy ghen tị.” Le Pho, Findlay Galleries Inc., 1996.
Tại sao bức tranh được kỳ vọng giá cao như vậy?
Năm 2013,một trong những bức tranh sắp được đấu giá tại nhà đấu giá danh tiếng Sothe’s by đó là bức “Thiếu nữ dâng trà – Elegant Lady Pouring Tea”. Lê Phổ đã tập trung vào hai chủ thể chính đó là thiếu nữ và trà mà các chủ thể này tạo nên sự thể hiện một cách tập trung, hoàn hảo về nghi lễ mang đầy tính nghệ thuật trình bày là pha (dâng) trà.
Rất ít người biết rằng trà xuất phát từ Việt Nam, từ khu vực phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc chính những người Việt đã phổ biến văn hóa trà cho những người Trung quốc từ thời Hán. Những cánh rừng trà rộng lớn ở khu vực phía bắc Việt Nam, các tỉnh như Yên Bái, Nghĩa Lộ đã từng được phát hiện. Thực tế này đã chứng minh sự trường tồn dài lâu và tinh hoa trong văn hóa trà Việt. Có vo số cách thức thưởng thức trà: trà tươi, trà búp sấy khô, trà hương sen, trà và hoa cúc…Trà sử dụng với nhiều mục đích như là món quà, như là cầu nối tâm tình giữa mọi người, thậm chí là cần cho nghệ sĩ khi sáng tác thơ, vẽ tranh.
Hình ảnh thiếu nữ trong tà áo dài, màu sắc nhẹ nhàng đã tái hiện một giai đoạn lịch sử gọi là canh tân-Modernism, và áo dài là hình mẫu biểu tượng của cuộc cải cách này ở Việt nam giai đoạn 1930-1940. Trong bức tranh của họa sỹ Lê Phổ được đem ra đấu giá lần này là hình ảnh một thiếu phụ trẻ đẹp đang thể hiện cách pha (dâng) trà tinh tế. Nàng được họa sĩ đặt trong tư thế ngồi trên sàn nhà với dáng vẻ toát lên sự an nhàn, thanh nhã, nắm trong tay bình trà, và cẩn thận rót trà vào từng chiếc tách cho bằng nhau. Thiếu nữ trong tranh đã được ông kết hợp thành công hai yếu tố giữa sắc đẹp quyến rũ và sự lịch thiệp tinh tế thông qua sự dịu dàng mà sự dịu dàng đó thể hiện thành công qua dáng vẻ của nàng, ánh mắt lịch thiệp quý phái của nàng và qua cử chỉ rất thành thạo (thạo đời) của nàng.
Thiếu phụ duyên dáng rót trà thưc sự là một hình mẫu tuyệt vời được thể hiện qua bàn tay tài hoa của Lê Phổ với cách thức biểu đạt bình dân. Sự phức tạp của tác phẩm thể hiện ở chỗ, người nghệ sĩ bằng cách nào để sử dụng những kỹ thuật vẽ phương Đông với mực Tàu để phác họa ra những hình bóng được cho là phù hợp với nhận thức của giới nghệ thuật đầy triết lý và phóng khoáng của phương Tây. Lê Phổ đã sử dụng những tấm pallet nhẹ có phủ phấn màu trong những tranh lụa của ông. Thực hiện những kỹ thuật bậc thầy về tranh lụa, người nghệ sĩ đã diễn đạt được cả hai yếu tố mĩ thuật là sự trong trẻo tinh tế và sự sáng ngời trong cách sắp đặt và đường viền-contour.
Tranh của hoạ sĩ Lê Phổ gốc Việt được thế giới trả giá bạc tỷ
Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam có thể tự hào với những bức tranh đậm chất dân tộc đã từng được thế giới trả giá hàng chục tỷ trong các phiên đấu giá.
Họa sĩ Lê Phổ là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá. Trong suốt cuộc đời của mình, dù định cư tại Pháp từ năm 1937 và từ đó không còn về thăm lại Việt Nam, họa sĩ Lê Phổ luôn nhắc về những tình cảm sâu đậm của mình với quê hương, đất nước. Trong tranh của ông, những đặc trưng về Việt Nam, Á Đông được thể hiện qua nét vẽ những người phụ nữ hoà mình với tự nhiên và trẻ thơ. Vào tháng 9 năm 1993, khi tuổi đã cao, họa sĩ Lê Phổ bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng bằng một «món quà» là 20 bức tranh lựa chọn rất cẩn thận để biếu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Có thể nói trong số các họa sĩ Việt Nam, hiếm có họa sĩ nào như Lê Phổ để lại một gia tài nhiều tác phẩm có giá trị về mặt nghệ thuật cũng như giá trị kinh tế. Tại các phiên đấu giá tranh của nhà đấu giá Sotheby's tại Hongkong, tranh của Lê Phổ có một vị trí đáng nể so với tranh của các họa sĩ khác ở châu Á. Vào tháng 4 năm 2012, tại Hồng Kông bức tranh “Bức màn tím” (Le Rideau Mauve) đã được bán với mức giá kỷ lục 7.9 tỷ đồng, và trở thành mức giá cao nhất từng được trả tại một cuộc đấu giá cho một tác phẩm từ một nghệ sĩ Việt Nam.
Trước đó vào năm 2009 tại nhà đấu giá Sotheby’s Singapore, bức tranh “Hoài cố hương” của Lê Phổ cũng đã được mua với giá cao khoảng 4.7 tỷ đồng.
Cùng năm đó bức tranh sơn mài Phong cảnh Bắc Kỳ của ông cũng đã vượt giá sàn một cách bất ngờ và được mua với giá 5.6 tỷ đồng.
Theo Sotheby’s, đây là một bức sơn mài đặc biệt hiếm của Lê Phổ bởi ông vốn chuyên về tranh lụa và sơn dầu. Hãng đánh giá đây là tác phẩm “kết hợp tinh thần của nghệ thuật sơn dầu với chất liệu sơn mài Việt Nam, tác giả đã tạo nên một tác phẩm tuyệt đẹp, thể hiện chiều sâu không gian của phong cảnh. Mọi yếu tố trong tranh cũng đậm chất Việt Nam từ con sông, ngọn núi đến ruộng lúa”
Hoạ sĩ Lê Phổ - Người Việttrên đất Pháp
Họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá. Ông còn được nhiều người gọi là "Danh họa Việt Nam trên đất Pháp". Nhiều người khác còn coi ông là "cây đại thụ" trong làng nghệ thuật vẽ tranh Việt Nam. Từ năm 1937, ông sang Pháp và định cư tại đó, và chưa một lần quay trở về quê hương, cho đến khi qua đời năm 2001 tại Paris.
Phong cách hội họa
Họa sĩ Lê Phổ cho rằng các chất liệu tranh lụa có một số nhược điểm không chỉ về khuôn khổ mà về chất liệu màu sắc chưa bộc lộ những lời tác giả muốn thể hiện. Đó là lý do ông đã chuyển sang vẽ tranh sơn dầu. Ngoài việc thay đổi chất liệu vẽ, nội dung được ông nhắc tới cũng mở rộng, phóng khoáng và thoải mái hơn. Ví dụ rõ nét đó là người phụ nữ trong tranh của họa sĩ dần vượt ra ngoài lễ giáo ngàn năm để mang một sắc màu "thế tục".
Waldemar George, nhà phê bình nghệ thuật Pháp khi viết cuốn sách về Lê Phổ vào năm 1970, ông gọi hoạ sĩ Việt này là "Hoạ sĩ siêu phàm" (Divine Painter). Waldemar cho rằng phong cách hội họa của Lê Phổ được thành hai giai đoạn và cả hai giai đoạn đều có sự kết hợp của trường phái Đông Tây từ kinh nghiệm thực tế cũng như kiến thức họa sĩ học được.
Đây là giai đoạn họa sĩ Lê Phổ vẽ trên chất liệu tranh lụa với đậm nét cổ điển và chịu ảnh hưởng sâu sắc phong cách Trung Quốc. Ông dùng các gam màu sắc đậm, lạnh và nguyên chất. Có thể thấy, một số bức nổi tiếng như "Thiếu phụ ngồi", "Chim ngói" mang phong cách đời Tống được kết hợp với đường nét uyển chuyển và mềm mại. Với không gian phẳng lặng cùng nét bút tinh vi, mong manh mà lạnh lùng, tạo không khí thuần khiết, ẩn chứa dung sắc xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Khi họa sĩ hòa trộn hai phong cách hội hoạ Trung Quốc và Ý, ông bắt đầu vẽ những tác phẩm như bức "Mẹ con", "Thiếu nữ và hoa lan", "Hai chị em", "Thiếu nữ và hoa hồng", "Chải đầu" ... có chút biến đổi. Qua đó, nét bút thanh tao mô tả phụ nữ trong tranh trang nghiêm, dáng dấp thiên thần với phong cách châu Âu nhưng đượm buồn và mang tính huyền bí đến khó hiểu với người xem. Đến những năm 1940, Lê Phổ mới thực sự bỏ mọi chuẩn mực của trường phái cổ điển để bước vào trường phái ấn tượng.
Giai đoạn thứ hai (từ những năm 1950)
Đây là thời kỳ lãng mạn với tranh sơn dầu trên thế giới nói chung. Nhà phê bình Waldemar nhận xét, phong cách của Lê Phổ có sự kết hợp hài hoà cái hồn Trung Hoa với trường phái nghệ thuật ấn tượng. Nét vẽ của họa sĩ đầy tự tin với những hiểu biết sâu sắc những tinh hoa nghệ thuật hội hoạ Đông và Tây. Trong cuốn sách của mình, Waldemar viết về họa sĩ Lê phổ như sau: "Những con đường của châu Á và châu Âu giao thoa, nghệ thuật phương Đông và nghệ thuật phương Tây mở ra một cuộc đối thoại thân tình".
Tình cảm quê hương đất nước
Trong suốt cuộc đời của mình, dù định cư tại Pháp từ năm 1937 và từ đó không còn về thăm lại quê hương, họa sĩ Lê Phổ luôn nhắc về những tình cảm sâu đậm của mình với quê hương, đất nước. Trong tranh của ông, những đặc trưng về Việt Nam, Á Đông được thể hiện qua nét vẽ những người phụ nữ hoà mình với tự nhiên và trẻ thơ. Một hình ảnh khác thường xuất hiện là những bông hoa. Nhà phê bình Waldemar nhận xét Lê Phổ thể hiện nỗi nhớ quê hương bằng hàng ngàn bông hoa. Bà Vaux, vợ ông tâm sự: "Ông yêu hoa, và hoa luôn xuất hiện trong tranh của ông ở cả hai giai đoạn trong tranh lụa và sơn dầu".
Vào tháng 9 năm 1993, khi tuổi đã cao, họa sĩ Lê Phổ bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng bằng một món quà. Họa sĩ nói: "Tôi ở Pháp 60 năm nay, tôi mang quốc tịch Pháp nhưng không lúc nào tôi không nhớ đến quê hương. Vì thế tôi đã để riêng ra 20 bức tranh lựa chọn rất cẩn thận để biếu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam".
Giới Thiệu Về hoạ sĩ Lê Phổ
Họa sĩ Lê Phổ sinh năm 1907 và mất năm 2001. Ông là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá. Ông còn được nhiều người gọi là "Danh họa Việt Nam trên đất Pháp". Nhiều người khác còn coi ông là "cây đại thụ" trong làng nghệ thuật vẽ tranh Việt Nam.
Từ năm 1937, ông sang Pháp và định cư tại đó, và chưa một lần quay trở về quê hương, cho đến khi qua đời năm 2001 tại Paris.
Ông sinh ra tại thôn Cự Lộc, xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, về sau là huyện Hoàn Long, (nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Cha họa sĩ Lê Phổ là quan đại thần Lê Hoan, người được sử sách xem là có công lao giúp chính quyền thực dân Pháp đàn áp nghĩa quân Đề Thám. Tuổi thơ họa sĩ Lê Phổ không hạnh phúc, mồ côi mẹ lúc 3 tuổi và mô côi cha lúc 8 tuổi. Sau đó, ông với anh trai và chị dâu luôn phải chịu trách nhiệm do những đứa cháu gây ra.
Năm 1937, ông sang Pháp và định cư tại đó. Họa sĩ Lê Phổ cưới vợ người Pháp là bà Paulette Vaux, phóng viên báo Life & Time ở Paris vào năm 1947. Bà Vaux, vợ họa sĩ cho biết: "Ông không kể với con cái về tuổi thơ của mình, ông trầm lặng và sống nội tâm. Ông không nhớ gì về cha mình ngoại trừ việc biết cha mình hút thuốc phiện".